Phòng Kiểm toán nội bộ
Giới thiệu chung
- Thông tin chung
-Tên phòng: Phòng Kiểm toán nội bộ
- Tên tiếng Anh: Department of Internal Audit
- Địa chỉ: Số 40, Phố Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại: 04 38253531 Fax: 04 38248308
- 2. Lịch sử phát triển:
Phòng Kiểm toán nội bộ được thành lập theo Quyết định số 1506/QĐ-VĐ ngày 17/08/2020 của Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Sau gần 01 năm thành lập phòng đang từng bước được kiện toàn cơ cấu tổ chức, bổ sung nhân lực, tuyển dụng và đào tạo cho viên chức của Phòng Kiểm toán nội bộ để đáp ứng nhu cầu công việc, lập kế hoạch đào tạo từ bên ngoài cho viên chức của Phòng KTNB .
- 3. Chức năng nhiệm vụ:
3.1 Chức năng
Chức năng của Phòng Kiểm toán nội bộ bao gồm: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, xác nhận, đảm bảo và tư vấn, trong đó:
- Chức năng kiểm tra: là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để xem xét, đối chiếu mức độ trung thực và hợp lý của các thông tin, tài liệu, tính tuân thủ pháp luật của các cá nhân, bộ phận trong Bệnh viện, tính hiệu lực, hiệu quả và kinh tế của các hoạt động.
- Chức năng đánh giá: Thông qua kiểm tra, phòng Kiểm toán nội bộ đánh giá tính tin cậy của thông tin, tính tuân thủ pháp luật và tính kinh tế trong các hoạt động
- Chức năng xác nhận: Thông qua kiểm tra, đánh giá phòng Kiểm toán nội bộ xác nhận và báo cáo thực trạng các thông tin tài chính, việc chấp hành cũng như tính kinh tế hiệu lực của các hoạt động
- Chức năng đảm bảo: là chức năng kiểm tra khách quan các bằng chứng cho mục đích đánh giá độc lập công tác quản trị, quản lý rủi ro và kiểm soát của tổ chức nhờ đó đưa ra ý kiến về quy trình hệ thống hoặc các vấn đề được kiểm toán. Cung cấp đảm bảo Ban Giám đốc và các bên liên quan về quy trình, hệ thống hoặc vấn đề được kiểm toán.
- Chức năng tư vấn: Trên cơ sở đánh giá, báo cáo về những phát hiện trong quá trình kiểm tra, đánh giá, Phòng Kiểm toán nội bộ đề xuất và tư vấn các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính, tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ và tính kinh tế của các hoạt động trong Bệnh viện. Chức năng này đóng vai trò quan trọng và nó đặc biệt được nhấn mạnh đối với Kiểm toán nội bộ.
3.2 Nhiệm vụ:
- Xây dựng quy trình nghiệp vụ kiểm toán nội bộ tại đơn vị trình Ban giám đốc xem xét, phê duyệt.
- Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm trình Ban giám đốc phê duyệt và thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ theo kế hoạch được phê duyệt.
-Thực hiện các chính sách, quy trình và thủ tục kiểm toán nội bộ đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
- Kiểm toán đột xuất và tư vấn theo yêu cầu của Ban giám đốc.
- Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót; đề xuất biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Lập báo cáo kiểm toán.
- Thông báo và gửi kịp thời kết quả kiểm toán nội bộ theo quy định.
- Phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phương pháp kiểm toán nội bộ và phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ để có thể cập nhật, theo kịp sự phát triển của đơn vị.
- Tư vấn trong việc lựa chọn, kiểm soát sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
- Trình bày ý kiến của kiểm toán nội bộ khi có yêu cầu để Ban giám đốc xem xét, quyết định dự toán ngân sách, phân bổ và giao dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị.
- Duy trì việc trao đổi thường xuyên với tổ chức kiểm toán độc lập của bệnh viện (nếu có) nhằm đảm bảo hợp tác có hiệu quả.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao hoặc theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức nhân sự phòng
4.1 Ban lãnh đạo đương nhiệm
Trưởng phòng: ThS. Trịnh Thu Hoài
4.2 Số lượng cán bộ phòng: Hiện tại Phòng Kiểm toán nội bộ có 06 nhân viên (trong đó có 1 nhân viên kiêm nhiệm): 02 thạc sỹ, 03 cử nhân đại học và 01 kỹ sư
- Thành tựu:
- Định hướng phát triển
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, bổ sung nhân lực, tuyển dụng và đào tạo cho viên chức của Phòng Kiểm toán nội bộ để đáp ứng nhu cầu công việc. Lập kế hoạch đào tạo từ bên ngoài cho viên chức của Phòng KTNB;
- Nghiên cứu đặc thù hoạt động của bệnh viện, các quy trình, quy định thực hiện công việc của các Khoa/phòng chức năng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để xây dựng, hoàn chỉnh Quy trình kiểm toán.
- Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro
- Tổ chức thực hiện kiểm toán theo kế hoạch được Giám đốc duyệt.